TIỂU DẦM BAN ĐÊM Ở TRẺ EM: Nguyên Nhân, Cơ chế sinh bệnh học, Biện pháp dự phòng
1. Đại cương về tiểu dầm ban đêm ở trẻ em
- Tiểu dầm đơn độc ban đêm là hiện tượng nước tiểu thoát ra ngoài khi ngủ, một cách không ý thức ở trẻ trên 5 tuổi, ≥ 2 lần/tuần kéo dài trên 6 tháng và không có nguyên nhân thực thể
- Tiểu dầm ban đêm nguyên phát: Khi không lúc nào trẻ sạch ban đêm
- Tiểu dầm ban đêm thứ phát: Xuất hiện sau một thời gian trẻ sạch được ít nhất 6 tháng
- Tiểu dầm ban đêm đơn độc: Khi không có triệu chứng nào đi kèm, đặc biệt là không tiểu dầm ban ngày (như: Viêm bàng quang tái phát, bàng quan không ổn định…), không có nguyên nhân thực thể
- Bệnh lành tính nhưng vẫn có nguy cơ: Rối loạn tâm lý (căng thẳng, hoang mang, lo sợ…) cho bản thân trẻ, và cả cho thân nhân
- Tỷ lệ tự khỏi cao và bệnh gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái
- Tần suất: Ở các nước phát triển, bệnh chiếm khoảng 10% (trẻ > 7 tuổi). Tại Tp. Hồ Chí Minh, tỷ lệ là 7% dân số từ 5 – 10 tuổi. Bệnh tồn tại ở người lớn: 0,5 – 3% và tần suất giảm 15% mỗi năm.
2. Sinh bệnh học về tiểu dầm
Cơ chế được ghi nhận là do:
- Giảm tiết vasopressin, antidiuretic hormon (ADH) khi ngủ
- Giảm khả năng giữ nước tiểu trong bàng quang (QB) khi ngủ, tăng co bóp cơ vòng bàng quang, bàng quang không kiểm soát được nước tiểu khi ngủ.
- Hệ thống thần kinh không có khả năng đánh thức trẻ dậy khi bàng quang đầy.
3. Nguyên nhân
3.1.Bệnh mang tính di truyền
- Khoảng 15% trẻ mắc nếu cha mẹ không có tiểu dầm
- Khoảng 44% trẻ mắc nếu có 1 trong 2 cha mẹ bị tiểu dầm
- Khoảng 77% trẻ mắc nếu cả 2 cùng bị tiểu dần
3.2.Nguyên nhân tâm lý
Rất thường gặp và:
- Trẻ bị căng thẳng về tâm lý như bị cô giáo la mắng
- Bị bạn bè tách khỏi nhóm
- Bị ám ảnh lo sợ
- Hay phải thường xuyên chứng kiến những cuộc cãi vã của bố mẹ
- Cha mẹ ly dị, hoặc mẹ cho ra đời thêm một đứa em…
3.3. Ngoài ra còn có thể do
- Có thể do tình trạng giảm tiết ADH ban đêm, gây tăng lượng nước tiểu ban đêm, hoặc do thói quen ăn uống: trà, cà phê, coca và sô-cô-la
- Một cuộc điều tra tại Pháp (1997) cho thấy có 400.000 trẻ từ 5 – 10 tuổi bị tiểu dầm, trong đó có:
- 42% trẻ từ chối ngủ chung với bạn
- 37% từ chối tham gia dự lớp học dã ngoại
- 38% từ chối tham dự trại hè
- 12% từ chối đi chơi với gia đình
- 2/3 số trẻ xấu hổ vì bệnh
- 36% than phiền thiếu tập trung ở lớp
- 30% mệt mỏi buổi sang
- 77% muốn cho mẹ biết, 59% với bác sĩ
4. Các biện pháp dự phòng
Tập cho trẻ đi tiểu chủ động trước 18 tháng, khi trẻ ngủ dậy mà chưa đi tiểu:
- Sử dụng bô hoặc ghế bô ngồi để hỗ trợ đù và chân trẻ
- Cho trẻ đi tiểu khi thấy trẻ có biểu hiện muốn đi tiểu, nhưng không ép trẻ ngồi bô cho đến khi trẻ tiều và cũng không quá quan trọng nếu thất thất bại thời gian đầu
- Kiên nhẫn tập luyện, thường thành công không quá sau 3 tháng. Không nên thay đổi cách thức liên tục
5. Kết luận
- Tiểu dầm ban đêm đơn độc cần được quan tâm lưu ý khi trẻ em trên 5 tuổi, tiểu trên 2 lần/tuần và kéo dài trên 6 tháng. Nguyên nhân tâm lý chiếm đa số, điều tị ban đầu chủ yếu dựa vào các biện pháp hỗ trợ tổng quát và không dùng thuốc
TS.BS. Chu Dũng Sĩ - Giảng viên Y Khoa