Tổng quan về giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ:
Giấc ngủ là một nhu cầu sinh lý căn bản và chiếm đến khoảng 1/3 thời gian sống của chúng ta. Cơ chế của hiện tượng vẫn chưa được biết rỏ, nhưng rối loạn giấc ngủ sẽ ảnh hướng nhiều đến tâm sinh lý của con người.
Cấu trúc của một giấc ngủ bình thường:
Trên người lớn, giấc ngủ có cấu trúc chu kỳ với sự xen kẽ các giai đoạn giấc ngủ chậm sâu dân (StageI, II, III, IV) và giai đoạn giấc ngủ nghịch đảo (StageV).
StageI: giấc ngủ chậm, nông, sự chuyển tiếp từ buồn ngủ sang ngủ. Các hoạt động theta trên EEG (2-7 chu kỳ/giây) Chuyển động nhãn cầu chậm.
StageII: giấc ngủ chậm, nông
Hoạt động theta trên EEG với những chuỗi sóng nhanh và phức hợp K StageI và II chiếm 50% tổng thời lượng ngủ mỗi đêm.
Hoạt động delta (sóng chậm 0,5 – 2 chu kỳ/giây) trên EEG
StageIV: giấc ngủ chậm sâu, giai đoạn giấc ngủ sâu nhất
Hoạt động delta chiếm >50% trên EEG
StageIII và IV chiếm 25% thời lượng của giấc ngủ mỗi đêm.
StageV: giấc ngủ nghịch đảo, chiếm 25% tổng thời lượng mỗi giấc ngủ Hoạt động theta trên EEG
Chuyển động nhãn cầu nhanh, mất trương lực cơ
Trong mỗi đêm có 3 đến 5 chu kỳ ngủ tuần tự diễn ra. Những chu kỳ vào đầu đêm thường thiên về giấc ngủ chậm sâu, những chu kỳ về cuối đêm thường thiên về giấc ngủ nghịch thường.
Ở trẻ em, cấu trúc giấc ngủ cần trưởng thành dần (chủ yếu trong 2 năm đầu đời) trước khi có được giấc ngủ tương đối ổn định. Thời lượng ngủ giảm dần theo thời gian: 20 giờ ở sơ sinh, đến 12 giờ vào độ 2 tuổi. Trong những tuần đầu của cuộc sống, giấc ngủ được gián đoạn bởi cơn đói và những tác động xung quanh, sau đó giấc ngủ dần dần tái cấu trúc từ 3-6 tháng thành một giai đoạn dài ban đêm, ngắn hơn vào ban ngày (ngủ trưa). Quá trình này diễn ra từ từ, giảm dần và ngưng vào khoảng 3 tuổi.
Sự đi vào giấc ngủ xuất hiện đột ngột và chuyển thành giấc ngủ nghịch đảo trong những tháng đầu đời. Dần dần, giấc ngủ chậm trở thành thành phần khởi đầu của giấc ngủ. Sự đi vào giấc ngủ nặng nề hơn giữa 3 và 9 tháng, biểu hiện bởi sự xuất hiện những cơn hoảng loạn. Giai đoạn đi vào giấc ngủ dài trong khoảng từ 1-3 tuổi, sau đó ổn định trong khoảng từ 15-30 phút.
Giai đoạn giấc ngủ chậm nông dần trở nên nhiều hơn kể từ tháng 6/8. Sự thức giấc tự phát là sinh lý bình thường. Đánh thức một trẻ nhũ nhi sẽ làm ảnh hưởng đến sự tổ chức giấc ngủ về lâu dài. Tuy nhiên, sự trưởng thành của giấc ngủ có sự khác biệt lớn giữa từng người. Cần tránh áp đặt trẻ vào những phản xạ có điều kiện, cần phải tôn trọng nhịp điệu sinh học tự nhiên của trẻ.
Những rối loạn giấc ngủ
Những rối loạn giấc ngủ đơn thuần và tạm thời rất là bình thường ở mọi lứa tuổi và không cần phải có bất kỳ can thiệp cụ thể nào.
Rối loạn giấc ngủ chỉ được xem là bệnh lý nếu: Nó tồn tại kéo dài
Mức độ nhiều khiến bệnh nhân phải chịu đựng
Làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân Kéo theo tình trạng lạm dụng thuốc hướng thần
Ở trẻ em, rối loạn giấc ngủ thường là lành tính. Nếu bệnh nặng, nó có thể biểu hiện bởi rối loạn hành vi, học kém và ảnh hưởng lên sự phát triển của trẻ.
Khảo sát RLGN
Hỏi bệnh
Phải chi tiết, tìm hiểu về phía bệnh nhân và gia đình xem có những rối loạn gì về giấc ngủ hay những dấu hiệu gì cho các bệnh lý thực thể hay tâm thần, tâm lý khác. Đồng thời phải tìm luôn những hậu quả ban ngày của rối loạn giấc ngủ.
Khám bệnh
Tổng quát, toàn diện để tìm những bệnh lý kết hợp Ghi nhận thời gian biểu của giấc ngủ
Rất hữu ích, đặc biệt là trên trẻ em. Cho phép xác định vấn đề qua việc xác định bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ hoặc hay thức giấc ban đêm, hoặc một tình trạng ngáy ngủ quá mức vào ban ngày.
Đo vận động đồ
Nhằm ghi lại những cử động của cơ thể trong một giai đoạn vài tuần bằng một máy đo đeo tại cổ tay. Những số liệu khách quan thu được sẽ rất quan trọng để bổ khuyết cho những thông tin chủ quan được cung cấp bởi bệnh nhân hoặc thời gian biểu giấc ngủ.
Giấc ngủ đồ (điện sinh lý đa thông số giấc ngủ)
Ghi nhận giấc ngủ trong một điều kiện lý tưởng: yên tĩnh, tối, … cho phép nghiên cứu cấu trúc của giấc ngủ. Ghi nhận cùng lúc điện não đồ, điện cơ vùng mắt và điện tim. Những thông số khác cũng được ghi nhận tùy theo bệnh lý nghi ngờ (vd:SpO2, …)
Đo thời gian xuất hiện giấc ngủ ở một người nằm trên giường trong điều kiện lý tưởng gây buồn ngủ và bệnh nhân không cố gắng chống lại cơn buồn ngủ. Nếu một người đi vào giấc ngủ trong vòng dưới 7 phút có nghĩa là người này có trạng thái ngủ gà.
Test thời gian tiềm giấc ngủ
Test duy trì sự tỉnh thức
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
Rối loạn giấc ngủ kết hợp với một bệnh lý hoặc tâm thần tâm lý
Trước một than phiền về giấc ngủ, dù bất cứ độ tuổi nào cũng phải tìm những căn nguyên thực thể hoặc tâm thần, tâm lý, vốn cần phải có những điều trị chuyên biệt
Rối loạn giấc ngủ không phải là triệu chứng chuyên biệt của bất cứ bệnh lý nào. Do đó, khám và hỏi bệnh sử kỹ càng có thể giúp ta định hướng ngay từ đầu một bệnh lý kết hợp và từ đó quyết định những cận lâm sàng cần thiết.
Căn nguyên tâm thần, tâm lý
Đa số những bất thường tâm thần, tâm lý đều có thể đi kèm với rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, cần tìm kiếm đặc biệt những:
Rối loạn khí sắc Rối loạn lo âu,
Rối loạn tăng động giảm tập trung, vốn kết hợp trong 50% các trường hợp rối loạn giấc ngủ (trẻ em)
Rối loạn phát triển
Căn nguyên thực thể
Những bệnh lý thực thể chính yếu sau cần phải được kiểm tra Động kinh
Hen suyễn, hội chứng ngưng thở khi ngủ Trào ngược dạ dày-thực quản
Cơn đau răng
Dị ứng thực phẩm, đặc biệt là sự không dung nạp proteines trong sữa bò Dùng các chất gây độc (rượu, bồ đà, thuốc gây nghiện, …)
Luôn nghĩ đến để kiểm tra khả năng bị bạo hành
Thói quen xấu trong sinh hoạt
Thức ăn không phù hợp
Môi trường ngủ (tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ, …)
Thời gian biểu đi ngủ
Chứng (rối) loạn ngủ
Mất ngủ
Thường thoáng qua và có thể liên quan đến cơn hoảng sợ bị bỏ rơi, đặc biệt là ở trẻ dưới 1 tuổi, với những biểu hiện chống đối việc đi ngủ: từ chối đi ngủ, không muốn nằm, kêu lặp đi lặp lại, đòi bú hay tiểu, …).
Cơn hoảng sợ này cần được chăm sóc một cách kịp thời để trấn an trẻ, nhưng đồng thời cũng phải cương quyết (tránh việc trẻ ngủ chung giường cha mẹ). Những thói quen xấu có thể dẫn đến tình trạng kéo dài không sửa chữa được.
Mất ngủ vô căn
Có thể xuất hiện ngay từ sơ sinh, và liên quan đến rối loạn hệ thống kiểm soát thức/ngủ. Bệnh chỉ cần được điều trị triệu chứng (điều chỉnh cuộc sống, thuốc antihistamin H1 nếu cần)
Mất ngủ tâm-sinh lý
Xảy ra chủ yếu ở trẻ vị thành niên hoặc người trưởng thành trẻ. Thường liên quan đến sự dung nạp đối với căng thẳng, áp lực. Chỉ định phù hợp là điều trị tâm lý – hành vi.
Điều trị triệu chứng, antihistamin H1, có thể được chỉ định nếu cần, với thời hạn sử dụng ngắn để tránh xuất hiện hội chứng cai hoặc tình trạng dội khi ngưng thuốc.
Các loại buồn ngủ bệnh lý
Ngủ gà (HC Gelineau), bệnh hiếm gặp, thường ở trẻ 10-20 tuổi, thường mang tính cơ địa, có HLA DR15 DQB1)
Chứng ngủ nhiều tái phát (HC Kleine-Levine) rất hiếm, thường gặp ở trẻ trai cuối giai đoạn dậy thì.
Chứng ngủ nhiều vô căn, thường gặp ở tuổi vị thành niên, giai đoạn đi vào giấc ngủ ngắn, các thành phần khác của giấc ngủ không bất thường gì. Điều trị chỉ là trị triệu chứng.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ. Cần được nghĩ đến trước một trường hợp buồn ngủ kết hợp với:
Ngáy
Các giai đoạn ngưng thở
Vả mồ hôi nhiều khi ngủ Chảy nước bọt khi ngủ Ác mộng
Đái dầm
Khám TMH và vùng họng-miệng là quan trọng vì căn nguyên của hội chứng trên trẻ em thường là do các bất thường tắc nghẽn đường dẫn khí trên. Điều trị thường là phẩu thuật (cắt amygdale, nạo VA).
Rối loạn nhịp sinh học
Thường gặp trên trẻ vị thành niên. Thường kéo theo tình trạng khó đi vào giấc ngủ và buồn ngủ ngầy ngật vào buổi sáng.
Bất thường giấc ngủ
Những giấc ngủ bất thường là những rối loạn xảy ra trong giấc ngủ và dẫn đến những than phiền của những người xung quanh bệnh nhân.
Bất thường giấc ngủ liên quan đến rối loạn về sự tỉnh thức:
Chứng mộng du (miên hành) là một loạt những hành vi phức tạp khởi phát trong lúc bệnh nhân đang ngủ và có thể dẫn đến việc bệnh nhân bước đi. Sau khi thức dậy bệnh nhân không nhớ gì. Bệnh có thể khởi phát ngay từ khi bệnh nhân biết đi, nhưng thường khỏi phát nhất trong độ tuổi từ 4-8 tuổi. Tỉ lệ bệnh lên đến 15% dân số chung. Rối loạn trên phải không liên quan trực tiếp đến một bệnh lý hay một thuốc hay hóa chất hướng thần nào khác.
Xử trí bao gồm điều trị thuốc chống trầm cảm và một điều trị tâm lý hành vi.
Chứng kinh sợ ban đêm
Thường xảy ra ở trẻ trai từ 3 đến 12 tuồi. Biểu hiện là những cơn thức giấc đột ngột kèm hoảng sợ, thường xảy ra vào đầu khuya. Trẻ thường la hoảng rồi ngồi dậy, có thể đánh và không nhận ra người thân. Những biểu hiện thần kinh thực vật rất rỏ (vã mồ hôi, co nhỏ đồng tử, tăng nhịp tim, thở nhanh …). Giai đoạn này kéo dài khoảng 15 phút và trẻ sẽ không nhớ gì. Rối loạn trên phải không liên quan trực tiếp đến một bệnh lý hay một thuốc hay hóa chất hướng thần nào khác. Nếu cơn xảy ra đơn độc thì không mang tính bệnh lý. Trường hợp tái phát nhiều cơn thì đòi hỏi phải được điều trị.
Giấc ngủ bất thường liên quan đến giấc ngủ nghịch đảo
Ác mộng là những cơn mơ đáng sợ làm trẻ thức giấc trong giai đoạn giấc ngủ nghịch đảo. Khác với chứng kinh sợ ban đêm, trẻ tỉnh giấc hoàn toàn và định hướng không thời gian tốt
ngay sau khi thức giấc sau cơn ác mộng. Ngoài ra, trẻ còn nhớ về nội dung giấc mơ. Ác mộng trên phải không liên quan trực tiếp đến một bệnh lý hay một thuốc hay hóa chất hướng thần nào khác.
Các giấc ngủ bất thường khác
Chứng nghiến răng
Đái dầm
Rối loạn giấc ngủ trên người lớn
Rối loạn giấc ngủ ở người lớn là một trong những bệnh ngoại trú thường gặp và là một trong những nguyên nhân lạm dụng thuốc hàng đầu. Nó không phải là một bệnh lý chuyên biệt và luôn cần phải loại trừ một nguyên nhân tâm lý, thực thể hay nguyên nhân do độc chất bằng cách hỏi bệnh và khám lâm sàng toàn diện.
Chứng (rối) loạn ngủ
Mất ngủ
Mất ngủ thoáng qua
Những trường hợp mất ngủ thoáng qua không có tính bệnh lý. Nhưng có nguy cơ một trường hợp mất ngủ thoáng qua có thể trở thành thường trực. Cần can thiệp y khoa để phòng ngừa nguy cơ này.
Nhiều nguyên nhân có thể gây xuất hiện mất ngủ: Thói quen sống
Yếu tố môi trường: tiếng ồn, nhiệt độ, tư thế, … Stress tâm lý: đau, …
Hiện tượng dội sau ngưng thuốc ngủ Ngộ độc cấp.
Sau khi giải quyết căn nguyên tạm thời, người bệnh sẽ ngủ bình thường.
Mất ngủ mạn tính
Những trường hợp mất ngủ mạn tính có căn nguyên thể chất:
Các bệnh lý đau hoặc viêm (ung thư, bệnh lý thấp, …),
Bệnh lý thần kinh (bệnh Parkinson,, sá sút trí tuệ, …),
Mất ngủ mạn tính căn nguyên tâm thần – tâm lý:
Rối loạn tính khí: trầm cảm, trạng thái hưng cảm,
Rối loạn lo âu,
Tâm thần,
Sa sút trí tuệ,
Đảo ngược chu kỳ ngày-đêm.
Mất ngủ tái diễn nguyên phát
Là dạng mất ngủ thường gặp nhất, bao gồm khó đi vào giấc ngủ và rối loạn duy trì giấc ngủ. Các rối loạn giấc ngủ này ảnh hưởng đến hoạt động xã hội và nghề nghiệp. Tuy nhiên, trước khi chẩn đoán phải loại trừ các căn nguyên thực thể, tâm thần –tâm lý hoặc ngộ độc. Mất ngủ xảy ra khi có một yếu tố khởi phát, nhưng sau khi căn nguyên mất đi, giấc ngủ của người bệnh không trở lại bình thường.
Chẩn đoán phân biệt:
Thói quen xấu trong sinh hoạt Rối loạn nhịp sinh học bao gồm:
Hội chứng "trễ pha" (đi ngủ sớm – thức dậy sớm) Chênh lệch múi giờ khi đi máy bay đường dài Công nhân làm việc theo ca (ba ca)
Xử trí
Hỏi bệnh sử:
Lượng giá mất ngủ: bệnh sử, cơ chế, bối cảnh môi trường, sự đi vào giấc ngủ, giờ giấc ngủ.
Lượng giá bối cảnh tâm lý, tìm kiếm những dấu hiệu gợi ý bệnh lý tâm thần, tâm lý. Tìm tiền căn, thói quen sống,
Tìm kiếm những dấu hiệu gợi ý bệnh lý thực thể, dùng thuốc hay chất gây nghiện, độc chất.
Khám lâm sàng toàn diện
Đo vận động đồ để hoàn thiện thời gian biểu giấc ngủ
Những xét nghiệm cận lâm sàng khác chỉ được chỉ định khi cần tìm một căn nguyên chuyên biệt.
Điều trị
Nếu xác định được căn nguyên thì điều trị ban đầu là điều trị căn nguyên
Kế đến là điều trị triệu chứng:
Tư vấn về "vệ sinh giấc ngủ" (thói quen sống)
Nên |
Nên tránh |
|
|
Đi ngủ và thức giấc vào giờ giấc cố định |
Dậy trễ |
Môi trường mát, tối, yên tĩnh |
Ngủ trưa |
Thư giãn trước khi đi ngủ (đọc sách, tắm, …) |
Uống rượu, ăn tối quá no, cà phê, trà, một số |
Tập thể dục trong ngày (không phải ban |
loại nước giải khát có tính kích thích, … |
đêm) |
Đi nằm quá sớm |
|
|
Điều trị bằng thuốc ngủ có thời gian bán hủy ngắn, liều thấp trong một thời gian giới hạn (dự báo trước cho bệnh nhân), đồng thời lượng giá đều đặn. Luôn luôn thông tin cho bệnh nhân về tác dụng phụ của thuốc (buồn ngủ/lái xe,…), nguy cơ lệ thuộc thuốc, khả năng "phản ứng dội" khi ngưng thuốc.
Chứng buồn ngủ
Chứng buồn ngủ được định nghĩa như là tình trạng đi vào giấc ngủ ở một hoàn cảnh không phù hợp hoặc là trong một hoàn cảnh phù hợp nhưng quá nhanh. Chứng buồn ngủ được xác nhận bởi test thời gian tiềm đi vào giấc ngủ và test duy trì sự tỉnh thức.
Chứng buồn ngủ có thể là nguyên nhân của nhiều tai nạn, ví dụ buồn ngủ khi lái xe. Bác sĩ phải biết và tư vấn, thông tin cho bệnh nhân về những nguy cơ này.
Căn nguyên nội tại
Chứng ngủ rũ-mất trương lực (HC Gelineau) được định nghĩa bởi tứ chứng: Ngủ quá nhiều vào ban ngày với cơn buồn ngủ đến không cưỡng lại được
Cơn rũ rượi (mất trương lực) với liệt đột ngột và mất trương lực cơ ngắn hạn, thường khởi phát bởi xúc động (ngạc nhiên, cười,…)
Liệt trong giấc ngủ (bóng đè), xảy ra vào lúc đang buồn ngủ hoặc lúc thức giấc, được đặc trưng bởi một sự bất động (không thể cử động được) trong khi người bệnh đã tỉnh giấc về mặt tinh thần.
Ảo giác thị giác hoặc thính giác khi đang đi vào giấc ngủ
Những bất thường trên phải là không liên quan đến một bệnh lý thực thể hay một thuốc, hóa chất nào khác.
Đây là một bệnh lý hiếm, khởi phát vào khoảng 10-20 tuổi và có tiến triển mạn tính. Định type HLA là một phần quan trọng trong chẩn đoán; nếu lâm sàng không chắc chắn + không có HLA DR2 DQ1 thì loại trừ chẩn đoán.
Điều trị dựa trên:
Vệ sinh giấc ngủ, điều độ, đúng giờ Điều trị triệu chứng cho sự buồn ngủ
Điều trị sự liệt (rũ rượi) bằng thuốc chống trầm cảm (ức chế tái hấp thu serotonine, ba vòng)
Chứng ngủ nhiều vô căn
Được đặc trưng bởi một giấc ngủ ban đêm kéo dài một cách bất thường, dẫn đến khó thức giấc (tăng thời gian ngủ tổng cộng). Sự buồn ngủ quá mức này là căn nguyên của những tác động xấu lên cuộc sống xã hội và nghề nghiệp của người bệnh. Chứng ngủ nhiều vô căn không phải là ngủ bù do mất ngủ hay do thiếu ngủ, cũng không phải là triệu chứng của bất cứ bệnh lý nào khác hay liên quan đến thuốc, hóa chất hay bệnh lý khác.
Căn nguyên nội sinh:
Căn nguyên tâm thần – tâm lý: trạng thái trầm cảm không đặc hiệu, loạn thần mạn tiến triển theo hướng các triệu chứng âm tính (đặc biệt là trong tâm thần phân liệt)
Căn nguyên thể chất: các bệnh lý đau, viêm, ung thư, …; rối loạn nhận thức (sa sút trí tuệ), dùng độc chất, chất gây nghiện.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở tối thiểu 10 giây, xảy ra trên 5 lần/ giờ trong giấc ngủ, trong khi các cử động lồng ngực – bụng vẫn còn. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây buồn ngủ ban ngày (2 à 5% dân số chung).
Yếu tố nguy cơ:
Nam trên 50 tuổi,
Béo phì (trong 70% các trường hợp)
Tăng sản amygdale, giảm trương lực màn khẩu cái,
Yếu tố tăng nặng: rượu, benzodiazepine…
Buồn ngủ ban ngày, Ngáy
Sự phối hợp 2 triệu chứng sau đây hướng đến nghi ngờ chứng ngừng thở khi ngủ: Rối loạn tri giác, kích thích, giảm ham muốn
Đau đầu buổi sáng
Cận lâm sàng
Đo điện sinh lý đa thông số giấc ngủ để đo số lần ngưng thở hoặc giảm thở.
Đo Oxy máu ban đêm để đo số lần giảm tối thiểu 50% Oxy máu trong cơn ngưng thở.
Biến chứng:
Tai nạn giao thông, tai nạn lao động,…
Biến chứng tim mạch (THA, TBMMN, suy vành) à cần thực hiện một bilan tim mạch khi đưa ra chẩn đoán HC ngưng thở khi ngủ.
Điều trị:
Điều chỉnh các yếu tố tăng nặng
Thông khi áp lực dương liên tục vào ban đêm Ở một số trường hợp điều trị ngoại khoa
Những cử động có tính chu kỳ trong giấc ngủ
Là những cơn giật chi dưới vài giây, diễn ra có tính chu kỳ mỗi 30 giây, đôi khi kết hợp với những đợt tỉnh giấc nhỏ.
Hội chứng chân không yên: bao gồm dị cảm chi dưới, khiến bệnh nhân có những cử động (giúp giảm dị cảm) khi đi nằm ban đêm, làm bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ.
Giấc ngủ bất thường
Chứng giấc ngủ bất thường là những bất thường diễn ra trong lúc đang ngủ
Giấc ngủ bất thường do những rối loạn về sự tỉnh thức
Chứng mộng du (miên hành) là một vận động tự động, phức tạp, vào ban đêm, hiếm gặp ở
người trưởng thành.
Giấc ngủ bất thường do những rối loạn về sự chuyển tiếp thức/ngủ
Cơn giật (nảy) khi ngủ: là những triệu chứng thường gặp (60% dân số chung) và lành tính. Chúng là một cơn giật cơ ở một phần hoặc toàn bộ cơ thể, xảy ra trong giai đoạn đi vào giấc ngủ.
Chứng ngủ mớ (nói khi ngủ): là hiện tượng nói khi đang ngủ; đây là hiện tượng thông thường, vô hại.
Những giấc ngủ dị thường liên quan đến giai đoạn ngủ nghịch đảo
Ác mộng: là những cơn mơ đáng sợ làm bệnh nhân tỉnh giấc mà vẫn nhớ được về cảnh mơ đó. Ác mộng nếu chỉ xảy ra lẻ tẻ thì là thông thường và chỉ cần tìm hiểu xem có thể có những rối loạn về tâm thần kết hợp không. Nó có thể gây ra bởi một số thuốc (chống Parkinson, ức chế bêta).
Chứng bóng đè: là hiện tượng bất động thoáng qua do trương lực cơ xảy ra trong những lúc tỉnh giấc ban đêm.
Những giấc ngủ dị thường trong giai đoạn giấc ngủ nông
Nghiến răng: do co thắt vô thức các cơ hàm dẫn đến nghiến răng. Điều trị thường do chuyên khoa răng hàm mặt.
Đang truy cập: 16
Trong ngày: 461
Trong tháng: 24517
Tổng truy cập: 577428