Tư vấn sức khỏe

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dạ dày

Ngày đăng: 31-08-2022 08:26:30

Dưới đây là phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dạ dày mới được Bộ Y tế cập nhật và khuyên sử dụng, giúp bệnh nhân loại bỏ và ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn Hp trong thời gian ngắn nhất.

1.  Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 1: Liệu pháp trị liệu ba thuốc

– Đối tượng áp dụng: phát đồ này áp dụng với những bệnh nhân mới điều trị lần đầu hoặc mức độ nhiễm khuẩn ở mức nhẹ.

– Thời gian áp dụng: Phát đồ điều trị bậc 1 có thời hạn loại bỏ vi khuẩn từ 7-14 ngày.

– Các liệu pháp được sử dụng như sau:

*Liệu pháp đầu tiên

  • Tiêu chuẩn trị liệu 3: amoxicillin (2 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), clarithromycin (2 viên/ ngày), dùng đều đặn trong vòng 7 -14 ngày.
  • Điều trị đồng thời: amoxicillin (2 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ ngày) và PPI (2 lần/ ngày), dùng đều đặn trong 7-10 ngày.
  • Liệu pháp phối hợp: đây là liệu trình kép

+ 7 ngày đầu: PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày)

+ 7 ngày sau: PPI (2 lần/ ngàyamoxicillin (2 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ ngày) và clarithromycin ( 2 viên/ ngày).

  • Liệu pháp có bốn thuốc bismuth gồmPPI (2 lần/ ngày), tetracycline (4 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày) dùng đều đặn trong 10-14 ngày.

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp với 3 thuốcPhát đồ trị liệu 3 thuốc áp dụng với những bệnh nhân mới điều trị lần đầu hoặc mức độ nhiễm khuẩn ở mức nhẹ.

* Liệu pháp trị liệu lần 2:

  •  Liệu pháp điều trị ba thuốc có Levofloxaci: PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày) và levofloxacin (1 viên/ ngày) dùng trong vòng 10 ngày.
  •  Liệu pháp có bốn thuốc bismuth bao gồm: PPI (2 lần/ ngày), tetracycline (4 viên/ ngày),  bismuth (4 viên/ ngày) và metronidazole (2 viên/ ngày), dùng trong vòng 10- 14 ngày

* Liệu pháp đều trị lần 3:

  • Trị liệu 4 thuốc với Levofloxacin gồm: levofloxacin (1 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày) dùng trong 10 ngày.
  • -Trị liệu thuốc có bismuth gồm: PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày), levofloxacin (1 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày).

– Đánh giá phác đồ điều trị Hp

  •  Ưu điểm: Bệnh nhân bị dị ứng Penicilin có thể áp dụng phát đồ này.
  • Nhược điểm: Đây là phác đồ phổ biến tại Mỹ, ở Việt Nam ít sử dụng do vi khuẩn Hp kháng Metronidazole.

2/ Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 2: Liệu pháp trị liệu 4 thuốc

– Đối tượng áp dụng: Nếu bệnh nhân đã sử dụng liệu pháp điều trị 3 thuốc nhưng không có hiệu quả, hoặc hiệu quả mang lại không cao thì lúc này, bác sĩ sẽ đưa ra phát đồ điều trị tiếp theo với 4 thuốc.

– Thời gian áp dụng10-14 ngày

– Các liệu pháp được sử dụng như sau: Phát đồ này chia làm 2 loại, có hoặc không sử dụng Bismuth.

  •  Phác đồ 4 thuốc không sử dụng Bismuth gồm: Amoxicillin (2 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), Clarithromycin (2 viên/ ngày) và Metronidazole (2 viên/ ngày).
  •  Phát đồ 4 thuốc có sử dụng Bismuth gồm: Kết hợp Metronidazole (hay Tinidazole) 4 viên/ngày, Tetracyclin 4 viên/ ngày và PPI (2 lần/ngày) (hoặc thay PPI bằng Ranitidin 150mg/2 lần/ ngày), Bismuth 120mg/ 4 viên/ ngày.

Phác đồ điều trị Hp 4 thuốcBệnh nhân đã sử dụng liệu pháp điều trị 3 thuốc nhưng không có hiệu quả thì bác sĩ sẽ đưa ra phát đồ điều trị tiếp theo với 4 thuốc.

– Đánh giá phác đồ điều trị Hp

  •  Ưu điểm: khắc phục liệu pháp trị liệu 3 thuốc
  •  Nhược điểm: Phác đồ có thể làm tăng khả năng kháng kép của vi khuẩn Hp, gây khó khăn cho việc nạp thuốc vì sử dụng quá nhiều thuốc khác nhau.

3/ Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp kế tiếp

– Đối tượng áp dụng: Phác đồ này được xem là kế tiếp nhưng đôi khi có thể dùng ngay từ đầu với 2 liệu trình.

– Các liệu pháp được sử dụng như sau:

* Liệu pháp trị liệu đầu tiên: PPI (2 lần/ngày), Amoxicillin 2viên/ ngày.

* Liệu pháp trị liệu tiếp theo: PPI (2 lần/ngày), Tinidazole (2 viên/ngày) và Clarithromycin (2 viên/ngày).

phác đồ trị vi khuẩn Hp hiệu quảPhác đồ này được xem là kế tiếp nhưng đôi khi có thể dùng ngay từ đầu với 2 liệu trình.

# Các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp:

  •  AmoxicillineThuốc có tác dụng ức chế tổng hợp vách tế bào, khá bền với PH axit, hấp thu tốt ở dạ dày và niêm mạc ruột. Trong môi trường PH từ 5.5-7.5 thì hoạt tính của thuốc tăng 10- 20 lần.
  • Tetracycline: Chưa có tài liệu nào công bố sự kháng thuốc của loại thuốc này. Thuốc hoạt động tốt trong môi tường axit, hấp thu tốt ở niêm mạc dạ dày.
  • Metronidazole và Tinidazole: 2 loại thuốc này không phụ thuộc vào nồng độ PH trong dạ dày. Thuốc có khả năng tập trung ở niêm mạc dạ dày, nồng độ cao nhất là ở trong chất nhầy dạ dày, được bài tiết ở ruột và nước bọt.
  • Clarithromycine: Kháng sinh có tác dụng ức chế tổng hợp prrotein ở vi khuẩn. Thuốc thấm tốt trong niêm mạc dạ dày và không bị ảnh hưởng bởi dịch vị. Thuốc ít gây tác dụng phụ.
  • Bismuth: Thuốc có vai trò ức chế hoạt động của vi khẩun Hp, củng cố thêm hàng rào phòng thủ niêm mạc dạ dày.

Kết quả điều trị

– Khoảng 80-85% bệnh nhân khi áp dụng phát đồ điều trị này sẽ giảm nhanh triệu chứng nhiễm khuẩn Hp thông thường, đồng thời ngăn chặn bệnh phát triển và hạn chế tái phát của bệnh.

Một số lưu ý:

– Cuộc chiến với vi khuẩn Hp không đơn thuần là cuộc chiến của bác sĩ mà đòi hỏi sự phối hợp của bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và có chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ để nhanh khỏi bệnh. Nếu không tuân thủ điều trị, rất dễ xảy ra hiện tượng kháng thuốc, lờn thuốc, gây khó khăn trong việc điều trị.

– Cần có sự chỉ định của bác sĩ khi dùng thêm thuốc hoặc có phương pháp hỗ trợ điều trị khác.

– Tuyệt đối không dùng các kit dạ dày chứa PPI, Tinidazole, Clarithromycin, để tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày.

Thực trạng Vi khuẩn Hp kháng kháng sinh và các số liệu nghiên cứu

Theo số liệu thống kê gần đây, vi khuẩn Hp nhạy cảm với nhiều kháng sinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, khi kiểm nghiệm thực tế tế trên 83 đối tượng bệnh nhân nhiễm khuẩn Hp để nghiên cứu tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Hp hiện nay, kết quả thu được: Từ năm 2014-2018 tình trạng kháng khuẩn ngày càng tăng, cho đến nay con số này vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra toàn bộ số liệu kháng kháng sinh của vi khuẩn Hp như sau:

  •  47,22% đối với metronidazole.
  • 19,47% đối với clarithromycin.
  • 14,67% đối với , amoxicillin.
  • vi khuẩn Hp kháng thuốc
  • Ngày nay, tỉ lệ vi khuẩn Hp kháng thuốc ngày càng cao, gây khó khăn cho công tác điều trị

1/ Kháng Metronidazole

Thuốc kháng sinh Metronidazole được dùng phổ biến rộng rãi và được áp dụng để điều trị vi khuẩn Hp. Theo thống kê của tổ chức Who gần đây nhất cho thấy: Tỉ lệ trung bình kháng hiện nay là 47.22% cao nhất trong các loại kháng sinh. Trong đó, khu vực châu Á chiếm tỉ lệ cao nhất tỉ lệ 46.5%, theo sau là các nước phát triển với tỉ lệ 30%.

Sở dĩ có con số cao như vậy vì Metronidazole được ứng dụng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn như: phụ khoa, ký sinh trùng, nha khoa. Do đó, khi dùng thuốc này để tiêu diệt vi khuẩn Hp thường xảy ra hiện tượng kháng Metronidazole.

2/ Kháng Clarithromycin

Thuốc kháng sinh Clarithromycin thuộc loại kháng sinh mạnh được bổ sung trong đơn thuốc để điều trị vi khuẩn Hp. Thuốc phát huy tác dụng kháng khuẩn rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách có thể gây kháng kháng sinh Hp hay còn gọi là lờn thuốc. Tỉ lệ trung bình kháng Clarithromycin hiện nay là 19.47%.

Hiện tượng kháng thuốc Clarithromycin diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà còn phổ biến rộng rãi các quốc gia khu vực châu Á. Ở Ấn Độ tỉ lệ kháng thuốc cao nhất (58.8%), Trung Quốc xếp thứ 2 với tỉ lệ người kháng thuốc là 46.54%.

Sở dĩ con số trên cao như vậy là do người bệnh lạm dụng Clarithromycin cho nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh đường tiêu hóa và hô hấp. Do vậy, tỉ lệ kháng Clarithromycin ngày càng gia tăng ở nhiều khu vực khác nhau.

3/ Kháng Amoxicillin

Amoxicillin  thuốc  kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp, có thể dùng thay thế Metronidazole khi cảy ra tình trạng kháng Metronidazole cao. Tuy nhiên, chỉ qua một thời gian ứng dụng thuốc điều trị, tỉ lệ kháng thuốc cũng đã tăng vọt lên 14.67%.

Trên đây là 3 phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dạ dày mới nhất được Bộ Y tế khuyên nên áp dụng. Để diệt trừ tận gốc vi khuẩn Hp – thủ phạm gây các bệnh liên quan đến dạ dày, cần thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh tình trạng kháng thuốc dẫn đến việc trị liệu sau này càng khó hơn.

 

Bài viết liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0913640143 - 028 99968822
Zalo:

Video clip

Copyright © 2022 Công ty Cổ phần Viện khoa học Quốc tế Stanford
Thiết Kế Website: Phương Nam Vina

Đang truy cập: 87

Trong ngày: 1199

Trong tháng: 27566

Tổng truy cập: 536843

0913640143 - 028 99968822