Đào tạo kỹ năng

XỬ TRÍ TIỂU DẦM BAN ĐÊM ĐƠN ĐỘC NGUYÊN PHÁT Ở TRẺ EM

Ngày đăng: 15-09-2022 11:00:08

TIỂU DẦM BAN ĐÊM ĐƠN ĐỘC NGUYÊN PHÁT Ở TRẺ EM: Sinh bệnh học, xử trí, cách điều trị

1. Đại cương về tiểu dầm ban đêm ở trẻ em

  • Tiểu dầm đơn độc ban đêm là hiện tượng nước tiểu thoát ra ngoài khi ngủ, một cách không ý thức ở trẻ trên 5 tuổi, ≥ 2 lần/tuần kéo dài trên 6 tháng và không có nguyên nhân thực thể
  • Tiểu dầm ban đêm nguyên phát: Khi không lúc nào trẻ sạch ban đêm
  • Tiểu dầm ban đêm thứ phát: Xuất hiện sau một thời gian trẻ sạch được ít nhất 6 tháng
  • Tiểu dầm ban đêm đơn độc: Khi không có triệu chứng nào đi kèm, đặc biệt là không tiểu dầm ban ngày (như: Viêm bàng quang tái phát, bàng quan không ổn định…), không có nguyên nhân thực thể
  • Bệnh lành tính nhưng vẫn có nguy cơ: Rối loạn tâm lý (căng thẳng, hoang mang, lo sợ…) cho bản thân trẻ, và cả cho thân nhân
  • Tỷ lệ tự khỏi cao và bệnh gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái
  • Tần suất: Ở các nước phát triển, bệnh chiếm khoảng 10% (trẻ > 7 tuổi). Tại Tp. Hồ Chí Minh, tỷ lệ là 7% dân số từ 5 – 10 tuổi. Bệnh tồn tại ở người lớn: 0,5 – 3% và tần suất giảm 15% mỗi năm.

2. Sinh bệnh học về tiểu dầm

Cơ chế được ghi nhận là do:

  • Giảm tiết vasopressin, antidiuretic hormon (ADH) khi ngủ
  • Giảm khả năng giữ nước tiểu trong bàng quang (QB) khi ngủ, tăng co bóp cơ vòng bàng quang, bàng quang không kiểm soát được nước tiểu khi ngủ.
  • Hệ thống thần kinh không có khả năng đánh thức trẻ dậy khi bàng quang đầy.

 

3. Diễn tiến

  • Bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất bình thường của trẻ
  • Nhưng nếu tiểu dầm vẫn tiếp tục tiếp diễn ở trẻ lớn, đặc biệt trên 10 tuổi sẽ gây cho các bé nhiều vấn đề tâm lý phức tạp
  • Bệnh nhi sẽ là tâm điều chú ý của bạn bè, bị chê cười, mất tự tin, căng thẳng buồn rầu và mặc cảm
  • Lâu ngày, tâm tính các bé sẽ trở nên bất thương, khó chịu và khó hòa nhập

4. Điều trị

Cần điều trị tiểu dầm ban đêm cho trẻ khi

  • Trẻ trên 5 tuổi
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý trẻ, thiếu tự tin vào bản thân
  • Là lý do làm trẻ từ chối tham gia các hoạt động ngoại khóa, cắm trại, du lịch…
  • Gia đình quá lo lắng

4.1. Các phương pháp hỗ trợ tổng quát

  • Uống đủ nước ban ngày: buổi sáng và buổi trưa
  • Hạn chế uống nước và sữa (thức ăn lỏng) 3 – 4 giờ trước khi đi ngủ (sau bữa ăn tối)
  • Ăn thức ăn dễ tiêu, tránh táo bón
  • Khuyến khích trẻ vận động
  • Đi tiểu trước khi đi ngủ
  • Tạo niềm tin cho trẻ là có thể tự kiểm soát được tiểu dầm
  • Khen thưởng khi không đái dầm, tuyệt đối không phạt trẻ khi trẻ đái dầm

4.2. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc

  • Có thể sử dụng loại đồng hồ báo thức
  • Đồng hồ báo thức có khả năng phát hiện sớm các giọt nước tiểu đầu tiên để đánh thức trẻ dậy, cách thức này hữa hẹn 70 – 80% thành công
  • Thất bại điều trị được đánh giá sau ít nhât 2 – 3 tháng
  • Phương pháp này cần sự hỗ trợ từ người thân nhằm hỗ trợ trẻ đi vào nhà vệ sinh mỗi khi được đánh thức dậy
  • Nên ghi lại những lần bé tiểu dầm vào một quyển sổ hoặc lịch để theo dõi
  • Khi trẻ thành công một lần, đừng tiếc lời khen ngợi và hãy động viên khen thưởng bé
  • Thay, giặt đồ cho bé cẩn thận trước khi đến lớp để gạt bỏ mặc cảm tự tin trước thầy cô, bạn bè
  • Tránh cho trẻ chứng kiến những cuộc cãi vã của người lớn
  • Nên quan tâm đến các yếu tố tác động tâm lý: quan hệ với thầy cô, bạn bè, anh chị em ruột…
  • Huấn luyện tăng cường: Sau khi thành công 14 ngày liên tiếp với phương pháp “chuông báo thức”:
  • Cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước trước khi ngủ nhằm tăng cường khả năng chịu đựng của cơ vòng bàng quang
  • Được xem là thành công nếu tiếp tục không bị tiểu dầm trong 14 ngày tiếp theo

4.3.Các phương pháp điều trị có dùng thuốc

a) Desmopressin (Minirin 0,1 mg):

  • Cơ chế: Chống lợi tiểu
  • Chỉ định: Là thuốc đầu tay điều trị tiểu dầm. Khi đi du lịch, cắm trại…Khi không đáp ứng với phương pháp “chuông báo thức”
  • Liều dùng: Uống 0,2 – 0,4 mg (tối đa 0,6 mg) hoặc xịt mũi 20 – 40 mcg trước khi ngủ
  • Hiệu quả: Đánh giá đáp ứng sau 1 tháng. Nếu có đáp ứng: Tiếp tục điều trị ít nhất 3 tháng. Ngắt quãng 1 – 2 tuần mỗi 3 tháng để đánh giá hiệu quả điều trị
  • Tác dụng phụ: Ngộ độc nước, hạ Natri máu do pha loãng
  • Phòng ngừa: Hạn chế uống nước 2 giờ trước khi đi ngủ

b) Anticholinergic: Oxybutynin (Driptane 5mg):

  • Chỉ định: Là thuốc được chọn lựa bước 2. Bàng quan tăng động, tiểu dầm nhiều lần trong một đêm. Sử dụng 1 loại thuốc không hiệu quả (Phối hợp với desmopressin).
  • Liều: 0,1 – 0,2 mg/kg/liều trước khi ngủ
  • Tác dụng phụ: Khô miệng, táo bón, nhức đầu, buồn nôn, nhịp tim nhanh, nóng đỏ mặt…

c) Imipramine (Tricyclic anti-depressant):

  • Là thuốc bước 3, khi các liệu pháp khác thất bại. Hiệu quả 20 – 50%
  • Liều: 25 – 50 mg/liều, uống trước khi ngủ 2 giờ
  • Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ…hoặc co giật, ngưng tim do độc trên tim khi quá liều.

d) Châm cứu: Cũng được báo cáo là có hiệu quả

5. Kết luận

  • Tiểu dầm ban đêm đơn độc cần được quan tâm lưu ý khi trẻ em trên 5 tuổi, tiểu trên 2 lần/tuần và kéo dài trên 6 tháng. Nguyên nhân tâm lý chiếm đa số, điều tị ban đầu chủ yếu dựa vào các biện pháp hỗ trợ tổng quát và không dùng thuốc

TS.BS. Chu Dũng Sĩ - Giảng viên Y Khoa

 

 

Bài viết liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0913640143 - 028 99968822
Zalo:

Video clip

Copyright © 2022 Công ty Cổ phần Viện khoa học Quốc tế Stanford
Thiết Kế Website: Phương Nam Vina

Đang truy cập: 46

Trong ngày: 974

Trong tháng: 27341

Tổng truy cập: 536618

0913640143 - 028 99968822